Góc tư vấn: nợ xấu ngân hàng khi nào được xóa?

Quy định về nợ xấu ngân hàng khi nào được xóa không phải ai cũng nắm rõ, dẫn tới nhiều khó khăn khi vay vốn và xoay vòng tài chính. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ thông tin đến bạn chi tiết về điều kiện xóa thời xấu, thời gian và các vấn đề truy tố trách nhiệm pháp luật khi không trả nợ đúng hạn.

Nhà nước có quy định về thời gian xóa nợ xấu ngân hàng

Nhà nước có quy định về thời gian xóa nợ xấu ngân hàng

Nợ xấu ngân hàng khi nào được xóa?

Nợ xấu ngân hàng khi nào được xóa còn phụ thuộc vào từng cấp độ nợ (nhóm), hệ thống CIC sẽ cập nhật hàng tháng về thông tin này. Lưu ý thời gian xóa nợ xấu sẽ tính bắt đầu ở thời điểm bạn tất toán hoàn toàn khoản nợ bao gồm cả nợ gốc, nợ lãi và nợ phí phạt, phí phát sinh.

– Nếu nợ xấu thuộc nhóm 2 thời gian xóa là 12 tháng.

– Nếu nợ xấu là nhóm 3, 4, 5 thời gian xóa là 60 tháng. Trong khoảng thời gian này, nếu khách hàng có phát sinh vay mượn nào thì cần phải đóng đủ nếu không vẫn bị nợ xấu.

Trong khoảng thời gian này, để có thể vay lại ngân hàng, khách hàng tuyệt đối không được phát sinh thêm bất cứ khoản nợ xấu nào nữa. Đối với một số trường hợp khách hàng bị báo nợ xấu do khách quan thì các ngân hàng có thể cân nhắc để cho vay tiếp. Tuy nhiên, để có thể vay thì khách hàng phải chứng minh được tài chính rõ ràng cũng như có phương án vay cụ thể.

Có thể thấy, nếu không may rơi vào nợ xấu nhóm 3 trở lên thì bạn sẽ gặp phải không ít rắc rối, làm giảm điểm uy tín tín dụng và khả năng vay tiếp theo vô cùng hạn chế. Dù bạn nợ xấu ở ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào thì khi thông tin đều được cập nhật trên hệ thống chung và kiểm ra nghiêm ngặt trước khi duyệt vay.

Nợ xấu là điều không ai mong muốn

Nợ xấu là điều không ai mong muốn

Vì thế, để tránh nợ xấu, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không nên đứng ra vay giùm người khác, bạn bè hoặc người thân để vay ngân hàng. Nếu người tin tưởng thì nhớ nhắc người vay nên đóng đúng ngày.
  • Thận trọng trước khi cho người khác mượn CMND rất dễ gây ra rủi ro cao
  • Bảo mật thông tin cá nhân trên điện thoại, thiết bị điện tử tránh bị người khác đánh cắp.

Điều kiện xóa nợ xấu để vay vốn

Lịch sử vay vốn tại các ngân hàng của các cá nhân sẽ được lưu lại toàn bộ trong hệ thống Trung tâm Thông tin Tín dụng (CIC). Việc này sẽ giúp hệ thống ngân hàng có thể quản lý dễ dàng được khả năng, độ uy tín của đối tượng có nhu cầu được vay cũng như tình hình giải ngân, hạn chế nợ xấu nhất.

Điều kiện để xóa nợ xấu vay vốn là trước tiên, bạn phải tất toán khoản nợ hoàn toàn với bên cho vay là ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng. Khi đó, thông tin của bạn sẽ được cập nhật lại trên hệ thống CIC. Tùy vào mức độ nợ xấu, thời gian để xóa là khác nhau như chúng tôi đã trình bày ở mục 1.

Về khả năng vay vốn với người đang bị nợ xấu (đã thanh toán hoàn toàn khoản nợ) với các mức độ nợ xấu là khác nhau. Với những ai chỉ quá hạn dưới 10 ngày có thể được các ngân hàng xem xét và cung ứng vốn ngay nếu có nhu cầu. Với nhóm nợ xấu thứ 2 phải sau 1 năm mới được tiếp tục vay. Từ nhóm 3 trở đi, người vay sẽ rất khó khăn để có thể tiếp tục vay vốn. Thời gian theo quy định về xóa nợ xấu là sau 5 năm.

Nên cố gắng trả nợ và hợp tác với ngân hàng nếu bị nợ xấu

Nên cố gắng trả nợ và hợp tác với ngân hàng nếu bị nợ xấu

Bởi vậy, người vay cần tránh mắc nợ quá hạn (rơi vào nhóm nợ xấu), điều này không chỉ mất uy tín trong mắt các tổ chức tín dụng mà còn khó khăn khi vay vốn, thậm chí sẽ không được thực hiện thêm bất cứ một khoản vay bất kỳ nào nữa với các tổ chức, ngân hàng hoặc công ty tài chính ở Việt Nam.

Với những ngân hàng Việt Nam việc xem xét cho những đối tượng nợ quá hạn sẽ phần nào đỡ “khó khăn” hơn các ngân hàng nước ngoài có chi nhánh tại Việt Nam. Một số ít ngân hàng Việt Nam có thể tham khảo nếu khách hàng cần vay vốn tiếp dù đang thuộc diện đối tượng nợ xấu: VIB, OCB, GPBank, NamABank,…

Các ngân hàng nước ngoài có hệ thống kiểm soát rủi ro rất chặt chẽ và những đối tượng có tiền sử nợ xấu thì không thể vay bằng bất kỳ hình thức nào. Vì vậy, khi đi vay tiền tại các ngân hàng cần chú ý trả lãi đúng hạn theo như thỏa thuận để tránh bị rơi vào nhóm nợ xấu dẫn đến mất cơ hội vay về sau này.

Việc có cấp tín dụng hay từ chối yêu cầu cấp tín dụng cho khách hàng cuối cùng cũng phụ thuộc vào tổ chức tín dụng, ngân hàng. Thông tin do CIC cung cấp là một kênh tham khảo cho các ngân hàng nhằm đánh giá mức độ rủi ro của khách hàng để từ đó các ngân hàng có chính sách cấp tín dụng phù hợp, tránh rủi ro, mất mát cũng như bị nợ xấu.

Nợ xấu ngân hàng có bị truy tố không?

Khi bạn vay nợ ngân hàng nhưng đến kỳ hạn vẫn chưa thanh toán toàn bộ nợ và lãi dẫn tới nợ quá hạn, lúc này ngân hàng sẽ áp dụng lãi suất quá hạn với bạn. Bạn có thể thỏa thuận với ngân hàng về lý do nợ quá hạn và xin gia hạn. 

Chỉ khi trong trường hợp khách hàng không thỏa thuận được với ngân hàng về thời hạn thanh toán nợ, bạn chưa có khả năng trả nợ nhưng bạn vẫn ở tại nơi cư trú, không bỏ trốn, không dùng thủ đoạn gian dối chối cãi khoản nợ và không dùng tài sản vay vào mục đích bất hợp pháp thì bạn không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 

Ngân hàng chỉ có thể khởi kiện dân sự đòi tiền. Sau đó, nếu bạn có tài sản để thanh toán nợ thì có thể bị phát mại tài sản để thanh toán nợ. Nếu bạn không muốn bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đặc biệt lưu ý hành vi, tránh các trường hợp như liệt kê phía trên. Nếu bạn có một trong các hành vi gian dối, bỏ trốn… bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định pháp luật Hình sự.

Về cách ngân hàng xử lý nợ xấu với các loại vay thế chấp và tín chấp như sau:

Trường hợp vay tiền có thế chấp tài sản

Khi bạn không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng có quyền khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bạn trả nợ. Nếu không thực hiện theo quyết định của tòa án thì ngân hàng có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án kê biên phát mãi tài sản thế chấp để thu hồi nợ. 

Trường hợp đã kê biên tài sản thế chấp nhưng không đủ để trả nợ thì ngân hàng họ sẽ xác minh tài sản khác của bạn để yêu cầu thi hành án tiếp tục kê biên tài sản đó.

Tài sản thế chấp sẽ bị thu hồi khi người nợ không có khả năng trả

Tài sản thế chấp sẽ bị thu hồi khi người nợ không có khả năng trả

Trường hợp vay tiền không có thế chấp tài sản

Đó là khi bạn vay ngân hàng tín chấp (không có tài sản đảm bảo hoặc tài sản của bạn là mức thu nhập bằng tiền lương…) thì bạn vẫn phải có nghĩa vụ trả toàn bộ số nợ. Tuy nhiên, đây là vay tín chấp nên ngân hàng sẽ có nhiều cách gây áp lực để yêu cầu bạn phải thanh toán nợ. 

Ví dụ: thông báo, làm việc với cơ quan công an, ủy ban nhân dân nơi bạn cư trú có đăng ký, đến cơ quan bạn làm việc hoặc những thân nhân của bạn để gây áp lực. 

Ngoài ra ngân hàng có quyền khởi kiện bạn ra tòa án để yêu cầu bạn trả nợ. 

Hi vọng những chia sẻ trên bài viết này của chúng tôi đã giúp bạn giải quyết được phần nào thắc mắc nợ xấu ngân hàng khi nào được xóa và nên làm gì để tránh khởi kiện truy tố hình sự.