Giải đáp: Nợ xấu ngân hàng có bị truy tố hay không?

Nợ đến thời hạn phải trả nhưng không có đủ tài chính chi trả có thể bị ngân hàng khởi kiện đưa ra tòa, đây là nỗi ám ảnh với nhiều người đi vay. Vậy thực tế, nợ xấu ngân hàng có bị truy tố trách nhiệm hình sự không? Sau bao lâu ngân hàng có thể khởi kiện nợ xấu?

 Nhiều khách hàng nợ xấu lo lắng bị khởi kiện

Nhiều khách hàng nợ xấu lo lắng bị khởi kiện

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Không có quy định về số tiền bao nhiêu khi nợ ngân hàng sẽ bị khởi kiện, tuy nhiên phía cho vay có nhiều biện pháp để thu hồi nợ. Khởi kiện ra tòa thường áp dụng với khoản vay lớn, người kiện không có ý định trả nợ (trốn nợ) cần sự can thiệp của Pháp luật, tiền phát mãi tài sản thế chấp khoản vay thường được trích một phần trả phí cho tòa án. Trường hợp này, bên đi vay sẽ có khả năng chịu trách nhiệm hình sự như phạt tù.

Về thời gian, mỗi ngân hàng sẽ quy định thời gian quá hạn bao lâu thì ngân hàng sẽ khởi kiện. Tuy nhiên, nhìn chung khi người đi vay (cá nhân, tổ chức) không thanh toán được khoản nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng thời hạn mà hợp đồng đã được đồng ý chấp thuận từ hai bên và bị liệt vào nhóm nợ xấu thì sẽ bị ngân hàng đâm đơn khởi kiện ra tòa.

Nhất là với những trường hợp bên đi vay đang có quá nhiều khoản tính lãi nhưng thanh toán nợ lãi chậm tiến độ hoặc có hành vi không trả nợ theo hợp đồng cam kết thì xác suất bị ngân hàng khởi kiện sẽ gần như là chắc chắn.

Tuy nhiên, bạn cũng cần hiểu rõ thực tế hiện nay ngân hàng nhà nước hay cổ phần tư nhân đều luôn có những hỗ trợ cần thiết giúp khách hàng có thể hoàn thành được trách nhiệm trả nợ khi vay vốn của mình. Một trong số đó chính là gia hạn thời gian vay vốn hoặc tiến hành đàm phán đấu giá tín mại tài sản trước khi tiến hành gửi đơn kiện ra toàn. Vì vậy, nếu gặp trường hợp nợ quá hạn chưa có khả năng thanh toán bạn cần liên hệ ngân hàng để thỏa thuận và xin gia hạn hợp đồng, tránh được những phiền phức liên quan đến pháp luật.

Gửi đơn kiện là biện pháp cuối cùng ngân hàng dùng để thu hồi nợ

Gửi đơn kiện là biện pháp cuối cùng ngân hàng dùng để thu hồi nợ

Bên cạnh đó, nếu trường hợp ngân hàng đã gửi đơn kiện và tòa án đã ra án buộc người đi vay phải tiến hành thanh toán và phản hồi thì ngân hàng và viện kiểm soát sẽ tiến hành kiểm kê tài sản thế chấp để thu hồi nợ theo đúng những quy định từ luật pháp.

Nợ xấu ngân hàng có bị truy tố không?

Mặc dù tài sản đảm bảo sẽ là thứ để trừ nợ khi bạn vay thế chấp không trả được, nhưng để tránh những trường hợp tranh chấp bạn cần nắm rõ những trường hợp vay thế chấp không trả được và trách nhiệm phải chịu trong từng trường hợp.

Trường hợp 1: Vay ngân hàng không trả được nhưng không có ý định trốn nợ

Trong trường hợp bạn vỡ nợ, không có khả năng hoàn trả khoản vay nhưng không có ý định trốn nợ, bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự. Bạn có thể giải quyết trong những trường hợp sau:

Trường hợp 1: Bạn bị ngân hàng thông báo sẽ kiện nhưng chưa gửi đơn cho tòa án, trong trường hợp này nếu người thân trả tiền cho bạn trước khi gửi đơn kiện thì bạn sẽ không bị ngân hàng truy tố trách nhiệm nữa.

Trường hợp 2: Ngân hàng đã gửi đơn khởi kiện và tòa án thụ lý vụ án thì sẽ gửi cho bạn thông báo về vụ khởi kiện đó. Trước khi ra quyết định xử án thì sẽ có một khoảng thời gian là chuẩn bị bị xét xử. Thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án dân sự là 4 tháng.

Trong thời gian này nếu bạn trả được nợ quá hạn của ngân hàng thì ngân hàng có thể rút lại đơn khởi kiện đã gửi hoặc yêu cầu Tòa án công nhận sự thỏa thuận của đương sự. Kể cả trong quá trình tòa đang xử án nếu bạn có khả năng trả tiền và hai bên thỏa thuận được với nhau thì yêu cầu tòa án công nhận thỏa thuận.

Bên vay có ý định trốn nợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Bên vay có ý định trốn nợ có thể phải chịu trách nhiệm hình sự

Bạn có thể không trả được ngay thì hãy thỏa thuận với ngân hàng về phương thức và thời hạn thanh toán, nếu hai bên cùng đồng ý thì có thể yêu cầu tòa án công nhận sự thỏa thuận đó. Ngược lại, nếu không thỏa thuận được thì Tòa án sẽ ra bản án quyết định phương thức thực hiện nghĩa vụ.

Trách nhiệm dân sự là trách nhiệm vô hạn, khi có quyết định của Tòa án về việc yêu cầu thực hiện nghĩa vụ thì bên ngân hàng sẽ yêu cầu cơ quan thi hành án dùng các biện pháp cần thiết để bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo bản án.

Đây là tranh chấp dân sự, bạn không có dấu hiệu lừa dối hay bỏ trốn thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Trường hợp 2: Vay thế chấp không trả được và có ý định lừa đảo hoặc trốn nợ

Tội lợi dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản khoản 1, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 140 bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2009 được quy định như sau:

Pháp luật có định tội chiếm đoạt tài sản khi vay vốn

Pháp luật có định tội chiếm đoạt tài sản khi vay vốn

  1. Người nào có một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:
  2. a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;
  3. b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.
  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:
  5. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;
  6. b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
  7. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:
  8. a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;
  9. b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
  10. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.

Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm a, khoản 1 nêu trên có thể thấy hai điều kiện:

  • Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng vay tín chấp, thế chấp)
  • Thủ đoạn bỏ trốn, lừa đảo.

Căn cứ vào cấu thành tội phạm tại điểm b, khoản 1 nêu trên cũng có 2 điều kiện:

  • Có vay ngân hàng (hình thức hợp đồng tín chấp, thế chấp)
  • Sử dụng vốn sai mục đích dẫn đến mất khả năng trả nợ.

Nếu bạn vi phạm các yếu tố này thì đã đủ để cấu thành tội phạm và phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức án phạt tùy vào số tiền bạn vay tín chấp ngân hàng được quy định rõ ràng tại khoản 3 và 4. Ngoài ra bạn có thể bị phạt thêm tiền hoặc tịch thu tài sản theo quy định tại khoản 5.

Nên hợp tác với ngân hàng giải quyết nợ theo cách tốt nhất

Nên hợp tác với ngân hàng giải quyết nợ theo cách tốt nhất

Có nên trốn nợ ngân hàng không?

Mọi vướng mắc khó khăn đều có thể giải quyết nếu bạn cố gắng hết sức. Vì vậy, khi rơi vào trường hợp nợ quá hạn bạn nên tìm cách trao đổi và làm việc trực tiếp với ngân hàng để đàm phán, tránh thái độ không hợp tác hay nghĩ đến trốn nợ.

Bên cạnh đó, khi đã tích lũy được số tiền cần thanh toán, bạn cần thực hiện trả nợ ngân hàng theo đúng quy trình dưới đây:

Bước 1: Liên hệ ngân hàng để tiến hành làm thủ tục tất toán hợp đồng vay trước đó.

Bước 2: Tính kỹ lại khoản tiền phải thanh toán và đối chứng với số liệu từ ngân hàng cung cấp.

Bước 3: Tiến hành nộp tiền dưới hình thức tiền mặt hoặc chuyển khoản cho người được ngân hàng ủy thác.

Bước 4: Cuối cùng ký biên bản thanh lý hợp đồng, một số trường hợp nhận lại giấy tờ sở hữu tài sản thế chấp.

Toàn bộ trên đây là những thông tin về nợ xấu ngân hàng có bị truy tố không, hi vọng những thắc mắc của bạn về vấn đề này đã được giải đáp hoàn toàn.