Nội dung bài viết
Bạn đã trả hết nợ vay thế chấp cho ngân hàng hoặc cần giải chấp sổ đỏ để tài sản “thực sự là của mình”? Bạn không biết thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng là gì, khi nào cần làm và cần chuẩn bị những hồ sơ gì? Trong bài viết này, Vay nhanh Online sẽ giúp bạn trả lời A-Z những thắc mắc trên.
Giải chấp sổ đỏ là gì?
Giải chấp sổ đỏ (hay còn gọi là Giải chấp giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với Đất) là thủ tục xóa bỏ thông tin thế chấp sau khi bên thế chấp tài sản hoàn thành toàn bộ nghĩa vụ nợ cho bên nhận thế chấp (ngân hàng, tổ chức cho vay) hoặc vẫn còn nghĩa vụ nợ nhưng được bên nhận thế chấp cho phép giải chấp tài sản. Khi giải chấp sổ đỏ, bạn sẽ có quyền sử dụng, bán, cho thuê hay thế chấp lại tài sản của mình theo mục đích, mong muốn của cá nhân.
Khi nào bạn cần thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng?
Trên thực tế, trên hầu hết các trường hợp, người vay thế chấp sẽ đủ điều kiện giải chấp khi đã thực hiện nghĩa vụ trả hết nợ cho ngân hàng. Bên cạnh trường hợp trên, theo khoản 1 Điều 20 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, bên thế chấp tài sản sẽ được phép giải chấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
b) Toàn bộ nghĩa vụ được bảo đảm bị chấm dứt;
c) Toàn bộ nội dung hoặc một phần nội dung hợp đồng bảo đảm bị hủy bỏ mà nội dung bị hủy bỏ có biện pháp bảo đảm đã được đăng ký;
d) Biện pháp bảo đảm đã được đăng ký được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác theo thỏa thuận giữa bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm;
đ) Tài sản bảo đảm không còn do được góp vốn vào pháp nhân thương mại hoặc pháp nhân phi thương mại là doanh nghiệp xã hội; được thay thế, chuyển nhượng, chuyển giao, hợp nhất, sáp nhập, trộn lẫn; được chế biến dưới hình thức lắp ráp, chế tạo hoặc hình thức khác; bị thu hồi, tiêu hủy, tổn thất toàn bộ, phá dỡ, tịch thu hoặc thuộc trường hợp khác theo quy định của Bộ luật Dân sự, luật khác có liên quan.
Tài sản bảo đảm không còn thuộc trường hợp quy định tại điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế và tài sản này được dùng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo đảm hoặc theo quy định của pháp luật thì không thực hiện xóa đăng ký mà thực hiện đăng ký thay đổi theo trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều 18 Nghị định này;
e) Tài sản bảo đảm đã được xử lý xong bởi bên nhận bảo đảm theo quy định của pháp luật về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hoặc đã được xử lý xong bởi cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
g) Tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền hàng năm đang là tài sản bảo đảm nhưng Nhà nước thu hồi đất mà không bồi thường về tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp tài sản thuộc điểm này mà có tài sản mới phát sinh hoặc có tài sản mới thay thế, được trao đổi do Nhà nước bồi thường về tài sản gắn liền với đất thì thực hiện đăng ký theo quy định tại điểm đ khoản này;
h) Tài sản bảo đảm là tàu bay không còn đăng ký quốc tịch Việt Nam;
i) Tài sản bảo đảm là cây hằng năm được thu hoạch, là công trình tạm bị phá dỡ mà nội dung đã được đăng ký không bao gồm hoa lợi hoặc tài sản khác có được từ việc thu hoạch cây hằng năm hoặc có được từ phá dỡ công trình tạm;
k) Bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất của cá nhân, hộ gia đình sử dụng đất là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài và không chuyển giao quyền nhận bảo đảm cho tổ chức, cá nhân khác có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, trừ trường hợp Luật Đất đai, Luật Nhà ở, luật khác có liên quan quy định khác;
l) Bên nhận bảo đảm là pháp nhân bị giải thể theo quy định của pháp luật;
m) Bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án có nội dung về việc yêu cầu cơ quan đăng ký thực hiện xóa đăng ký;
n) Đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở hoặc từ hợp đồng mua bán tài sản khác gắn liền với đất đã được chuyển tiếp sang đăng ký thế chấp nhà ở, thế chấp tài sản khác gắn liền với đất quy định tại điểm b khoản 1, điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 26 Nghị định này.
Hồ sơ giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng cần có gì?
Căn cứ theo Điều 33 Nghị định 99/2022/NĐ-CP, để thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng, bạn cần chuẩn bị những hồ sơ sau đây:
1. Phiếu yêu cầu theo Mẫu số 03a tại Phụ lục (01 bản chính).
2. Giấy chứng nhận (bản gốc) trong trường hợp tài sản bảo đảm có Giấy chứng nhận.
3. Trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký không phải là bên nhận bảo đảm và trên Phiếu yêu cầu không có chữ ký, con dấu (nếu có) của bên nhận bảo đảm thì ngoài giấy tờ, tài liệu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này còn nộp thêm giấy tờ, tài liệu sau đây (01 bản chính hoặc 01 bản sao có chứng thực):
a) Văn bản có nội dung thể hiện việc bên nhận bảo đảm đồng ý xóa đăng ký hoặc xác nhận về việc hợp đồng bảo đảm đã chấm dứt, đã được thanh lý hoặc xác nhận về việc giải chấp trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là bên bảo đảm;
b) Hợp đồng hoặc văn bản khác đã có hiệu lực pháp luật chứng minh việc chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là người nhận chuyển giao hợp pháp tài sản bảo đảm, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Hợp đồng mua bán tài sản đấu giá đã có hiệu lực pháp luật hoặc Văn bản xác nhận kết quả thi hành án trong trường hợp người yêu cầu xóa đăng ký là cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên hoặc người yêu cầu xóa đăng ký là người mua tài sản bảo đảm trong xử lý tài sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
d) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung về việc bên nhận bảo đảm là tổ chức kinh tế không phải là tổ chức tín dụng trở thành doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, là công dân Việt Nam trở thành công dân nước ngoài trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm k khoản 1 Điều 20 Nghị định này;
đ) Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc giải thể pháp nhân trong trường hợp xóa đăng ký quy định tại điểm l khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
Hướng dẫn A-Z thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng
Sau khi bạn đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn cần thực hiện các bước sau đây để hoàn thành thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng:
Bước 01: Nộp hồ sơ
Đầu tiên, bạn cần nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc Chi nhánh của Văn phòng đăng ký đất đai hoặc Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công cấp tỉnh hay Ủy ban nhân dân xã.
Để thuận tiện, bạn có thể sử dụng hệ thống đăng ký trực tuyến để gửi hồ sơ. Ngoài ra, có thể nộp bản giấy trực tiếp tại Văn phòng hoặc sử dụng dịch vụ bưu chính. Thêm vào đó, bạn cũng có thể chọn gửi hồ sơ qua thư điện tử để tiết kiệm thời gian và công sức.
Bước 02: Giải quyết hồ sơ
Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận và thực hiện quy trình giải quyết. Trong trường hợp cần chỉnh sửa hoặc bổ sung hồ sơ, cơ quan Nhà nước sẽ trả lại hồ sơ và hướng dẫn cho công dân/tổ chức để điều chỉnh giấy tờ sao cho hợp lệ. Thời gian giải quyết được tính từ thời điểm Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Những thay đổi trên sổ đỏ sau khi thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng
Sau khi hoàn thành thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng, ở tờ “Trang bổ sung giấy chứng nhận” được ghim cùng với Sổ đỏ, nếu có xuất hiện dòng chữ “Xoá nội dung đăng ký thế chấp ngày…………….. theo hồ sơ số……………….” thì có nghĩa là đất đai của bạn đã giải chấp thành công.
Trên đây là A-Z giải đáp của Vay nhanh Online về thủ tục giải chấp sổ đỏ tại ngân hàng mới nhất hiện nay. Hy vọng rằng, với những thông tin chúng tôi chia sẻ, bạn đã có thể dễ dàng thực hiện thủ tục giải chấp sổ đỏ một cách dễ dàng và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!