Nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không nếu không trả?

Bạn đang bị nợ xấu ngân hàng? Bạn vay ngân hàng nhưng không có khả năng trả? Bạn đang lo lắng bản thân sẽ bị truy tố hoặc khởi tố? Vậy nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn biết chính xác liệu mình có phải đi tù nếu có nợ xấu ngân hàng hay không.

Nợ xấu ngân hàng có thể bị đi tù nếu ngân hàng khởi kiện

Nợ xấu ngân hàng có thể bị đi tù nếu ngân hàng khởi kiện

Nợ ngân hàng không trả có sao không?

Khi vay ngân hàng mà không có khả năng chi trả, bạn sẽ bị dính nợ xấu. Nếu vay nợ ngân hàng mà không trả, chắc chắn bạn sẽ phải chịu trách nhiệm. Vậy chính xác bạn sẽ gặp phải điều gì nếu nợ ngân hàng không trả?

Khó khăn khi vay tiền ngân hàng 

Khi bạn đã ký kết hợp đồng vay với ngân hàng, bạn cần phải suy nghĩ kỹ và chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Nếu không thanh toán tiền đúng hạn, bạn sẽ gặp phải trường hợp bị nợ xấu và rất khó để vay tiền ngân hàng tiếp.

Hiện nay, theo Văn bản hợp nhất 07/VBHN-NHNN năm 2018 thì Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC) sẽ lưu trữ lại các hoạt động tín dụng của khách hàng vay nhằm hỗ trợ các ngân hàng và tổ chức tín dụng có thể hạn chế rủi ro trong kinh doanh. 

Ngân hàng, tổ chức tín dụng trong và ngoài nước đều có thể khai thác dịch vụ thông tin tín dụng của khách hàng để tìm kiếm khách hàng tiềm năng cũng như đánh giá khả năng trả nợ của mỗi khách hàng.

Chính vì thế, khi đang bị nợ xấu, bạn sẽ bị hạn chế vay tiền ở các ngân hàng khác. Ngay cả khi bạn đã trả hết nợ thì nợ xấu vẫn sẽ tồn tại trong lịch sử tài chính của bạn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của người vay và bạn có thể sẽ gặp nhiều khó khăn khi đi vay tiền ở những ngân hàng hay những tổ chức tài chính khác.

Nợ xấu sẽ gặp khó khăn khi vay tiền ngân hàng 

Nợ xấu sẽ gặp khó khăn khi vay tiền ngân hàng

Bị cấm xuất cảnh

Người đang có nợ xấu mà không có tải sản đảm bảo hay người ủy quyền trả nợ thì sẽ bị cấm xuất cảnh. Người vay cần phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính trước khi xuất cảnh. Nếu bạn không có tài sản đảm bảo hoặc người ủy quyền trả nợ thì ngân hàng có thể làm đơn kiến nghị cấm xuất cảnh và gửi đến những cơ quan có thẩm quyền. Chính vì thế, nếu đang có nợ xấu mà muốn xuất cảnh, bạn cần phải tìm hiểu kỹ thông tin và giải quyết xong nghĩa vụ tài chính. 

Có thể bị khởi kiện hoặc xử lý hình sự

Hợp đồng vay mượn giữa bạn và ngân hàng là một hợp đồng dân sự, chính vì thế nếu bạn không có khả năng trả nợ cho ngân hàng thì bên cho vay có quyền khởi kiện bạn ra Tòa. Khi bị khởi kiện, bạn sẽ phải đến Tòa án để tiến hành xét xử, phải đóng án phí và nếu sau khi thua kiện mà bạn vẫn không trả nợ thì ngân hàng có thể sẽ yêu cầu thi hành án đối với bạn. 

Nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Bên cạnh những thắc mắc về việc nợ ngân hàng không trả có sao không thì nhiều người cũng thắc về việc nợ ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện hoặc bị truy tố pháp luật. Trên thực tế, đối với những khoản vay có giá trị thấp thì ngân hàng sẽ cực kỳ hạn chế sử dụng hình thức khởi kiện vì điều đó sẽ ảnh hưởng đến cả đôi bên.

Tùy vào mỗi ngân hàng bạn sẽ biết nợ bao nhiêu và bao lâu thì bị đi tù 

Tùy vào mỗi ngân hàng bạn sẽ biết nợ bao nhiêu và bao lâu thì bị đi tù

 

Tuy nhiên, với những hợp đồng có giá trị lớn, ký kết với các tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình phá sản hay có dấu hiệu trốn nợ thì ngân hàng bắt buộc phải sử dụng đến biện pháp cưỡng chế và gửi đơn kiện đến tòa án. Trong tình huống này, nếu không trả nợ đầy đủ, bên vay có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy, tùy thuộc vào gia trị hợp đồng cũng như cách xử lý của ngân hàng mà người vay nợ không trả sẽ bị khởi kiện hoặc không. Tuy nhiên điều đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của người đi vay.

Nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không?

Như đã ơhaan tích ở trên, bạn có nguy cơ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với hợp đồng vay không có khả năng chi trả của mình. Tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể tránh khỏi việc phải chịu trách nhiệm hình sự.

 Ngân hàng sẽ hạn chế tối đa việc khởi kiện  

Ngân hàng sẽ hạn chế tối đa việc khởi kiện

Ngân hàng chưa khởi kiện

Trước khi khởi kiện, ngân hàng sẽ thông báo cho bạn tình trạng trạng nợ của mình qua văn bản hoặc qua lời nói rằng bạn sẽ bị khởi kiện nếu không thanh toán hết nợ. Lúc này ngân hàng vẫn chưa đệ đơn lên Tòa án nên bạn vẫn có thời gian để tìm cách thanh toán hợp đồng vay với ngân hàng.

Trong trường hợp này, bạn nên cố gắng huy động mọi nguồn lực để có thể thanh toán hết số nợ, tránh dính đến kiện tụng pháp lý.

Ngân hàng đã khởi kiện

Nếu đã nhận được thông báo do ngân hàng gửi mà bạn vẫn không thể trả nợ thì ngân hàng sẽ khởi kiện bạn về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Tòa án nhận đơn kiện và sẽ gửi thông báo đến bạn. Tuy nhiên, kể từ thời điểm tòa án tiếp nhận đơn kiện thì bạn vẫn còn thời gian là 4 tháng để thu xếp trả hết nợ cho ngân hàng. Nếu trong khoảng thời gian này bạn trả hết nợ thì ngân hàng sẽ rút đơn kiện hoặc bạn và ngân hàng đã có được thỏa thuận bãi bỏ đơn kiện. 

Đương nhiên, điều đó cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm dân sự chứ không phải hình sự nếu như bạn không trả hết nợ hoặc không đạt được thỏa thuận nào với ngân hàng trong thời gian này. Lúc này bạn sẽ bị cưỡng chế thi hành án. Các cơ quan thi hành án sẽ tìm kiếm những nguồn thu nhập của bạn để thực hiện thi hành án bằng cách khấu trừ tiền trong tài khoản, trừ vào tiền thu nhập, kê biên xử lý tài sản của người vay, kể cả tài sản đó đang được người thứ ba giữ, bắt buộc người thi hành án phải thuwjchieenj hoặc không thực hiện những việc nhất định… 

Trường hợp trốn nợ ngân hàng

Trường hợp trốn nợ ngân hàng nghĩa là người vay có khả năng chi trả nhưng lại cố ý không thanh toán hợp đồng vay mượn với ngân hàng. Bạn có thể tham khảo các quy định trong Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017 về tội lạm dụng tín dụng chiếm đoạt tài sản:

“Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 04 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 04 triệu đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.”

Nếu bạn cố tình trốn nợ ngân hàng thì bạn có khả năng sẽ bị khởi kiện hình sự. Hiện nay, mức phạt cao nhất của tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản có thể thế lên đến 20 năm tù giam.

Chú ý để không bị kiện vì nợ xấu

Chú ý để không bị kiện vì nợ xấu

Như vậy, bạn cần phải nhanh chóng giải quyết những khoản nợ ngân hàng để có thể tránh khỏi nợ xấu và những tranh chấp, kiện tụng liên quan đến pháp lý. Chắc hẳn qua bài viết bạn đã có câu trả lời cho vấn đề nợ xấu ngân hàng có bị đi tù không? Hãy cân nhắc thật kỹ các khoản vay để đảm bảo khả năng trả nợ, tránh những rắc rối về sau.