Băn khoăn: Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không?

Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không? Đây chắc hẳn là câu hỏi của rất nhiều người. Bởi nợ xấu là một vấn đề khá nghiêm trọng có liên quan đến tài chính giữa cá nhân, tổ chức với ngân hàng. 

Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không, câu trả lời là không

Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không, câu trả lời là không

Nợ xấu là gì? Khi nào thì bị rơi vào đối tượng nợ xấu?

Nợ xấu là một thuật ngữ chuyên ngành mà không phải ai cũng biết. Tuy nhiên nghe đến nợ xấu bạn có thể hiểu đơn giản đó là một khoản nợ của cá nhân, tổ chức nào đó vay mà không thể trả đúng hạn. 

Theo định nghĩa mà các ngân hàng đưa ra thì nợ xấu là những khoản nợ ngân hàng được liệt vào ba nhóm sau: Nợ nhóm 3 (nhóm dưới tiêu chuẩn), nợ nhóm 4 (nghi ngờ), nợ nhóm 5 (khả năng mất vốn cao). 

Rất nhiều khách hàng sau khi bị từ chối vay ở các tổ chức tín dụng thì mới biết rằng mình đã bị dính nợ xấu. Thông thường, nếu khách hàng không thể trả đủ số tiền vay và quá hạn trả tiền từ 90 ngày trở lên thì được gọi là nợ xấu. Như vậy, có hai yếu tố để xác định nợ xấu, đó là quá hạn trả tiền trên 90 ngày và khả năng trả nợ thấp.

Sau này, dù có tất toán các khoản nợ xấu thì chúng vẫn sẽ hiển thị trong lịch sử tín dụng của người vay và ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của người vay. Nhiều khách hàng dính nợ xấu hoặc có lịch sử dính nợ xấu thường rất khó để vay mượn tiền từ các tổ chức tín dụng. Không chỉ vậy, người có nợ xấu ngân hàng cũng cần chú ý đến vấn đề xin visa và xuất cảnh.

Nợ xấu là tình trạng vay ngân hàng nhưng không có khả năng trả

Nợ xấu là tình trạng vay ngân hàng nhưng không có khả năng trả

Những trường hợp không được xuất cảnh

Căn cứ theo Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA, công dân Việt Nam không được xuất cảnh nếu thuộc một trong số những trường hợp sau đây:

  • Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hay có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. 
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt các vi phạm hành chính, chấp hành nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ tài chính khác trừ trường hợp có đặt tiền hoặc đặt tài sản hay có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
  • Đang có nghĩa vụ chấp hành những bản án dân sự, kinh tế hoặc đang chờ để giải quyết những tranh chấp về dân sự và kinh tế.
  • Vì lý do ngăn chặn dịch bệnh lây lan.
  • Vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
  • Có hành vi vi phạm hành chính về nhập cảnh theo quy định của Chính Phủ.

Ai có quyền ngăn chặn xuất nhập cảnh? 

Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP về xuất nhập cảnh có quy định như sau:

“Điều 22.

  1. Thẩm quyền quyết định chưa cho công dân Việt Nam xuất cảnh :
  2. a) Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án hoặc cơ quan thi hành án các cấp quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 21 Nghị định này.
  3. b) Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ; Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 4 Điều 21  Nghị định này.
  4. c) Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 5 Điều 21 Nghị định này.
  5. d) Bộ trưởng Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 6 Điều 21 Nghị định này.

đ) Thủ trưởng cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an quyết định chưa cho xuất cảnh đối với những người nêu tại khoản 7 Điều 21 Nghị định này.

  1. Các cơ quan có thẩm quyền nêu tại các điểm a, b, c, d, khoản 1 Điều này khi quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải gửi văn bản thông báo cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an, nêu rõ các yếu tố nhân thân của người chưa được xuất cảnh và thời hạn chưa cho người đó xuất cảnh, để thực hiện. Khi hủy bỏ quyết định đó cũng phải thông báo bằng văn bản cho Cục Quản lý xuất nhập cảnh – Bộ Công an để thực hiện.
  2. Cơ quan nào quyết định chưa cho công dân xuất cảnh thì có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho công dân đó biết, trừ trường hợp vì lý do đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh.
  3. Người quyết định chưa cho công dân xuất cảnh phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.”

Như vậy, các cơ quan có thẩm quyền sẽ là những người đưa ra quyết định có cho phép bạn xuất cảnh hay không. Các ngân hàng, tổ chức tín dụng không có quyền cấm bạn xuất cảnh nếu như bạn có nợ xấu nhưng họ có thể nộp đơn đề nghị cấm bạn xuất cảnh nếu cần thiết.

Khi bị cấm xuất cảnh, bạn sẽ được thông báo

Khi bị cấm xuất cảnh, bạn sẽ được thông báo

Làm sao biết mình bị cấm xuất cảnh? 

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Nghị định 136/2007/NĐ-CP thì khi bạn bị cấm xuất cảnh, các cơ quan có thẩm quyền sẽ phải thông báo cho bạn biết, trừ trường hợp phải đảm bảo bí mật cho công tác điều tra tội phạm và lý do an ninh. 

Những thông tin về quyết định cấm xuất nhập cảnh và thời hạn của quyết định cũng sẽ được thông báo cùng thời điểm ban hành quyết định. Thông thường, những quyết định này sau khi ban hành sẽ được các cơ quan có thẩm quyền lưu trữ, bạn có thể liên hệ những cơ quan ban hành để tìm hiểu.

Nợ xấu ngân hàng sẽ không được cấp visa

Nợ xấu ngân hàng sẽ không được cấp visa

Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không?

Căn cứ theo pháp luật hiện hành, người đang có nợ xấu không được phép xuất cảnh. Nợ xấu thuộc trường hợp “những nghĩa vụ khác về tài chính” theo khoản 4 Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA quy định. Khi bạn chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ thì bạn sẽ không được phép xuất cảnh. Ngân hàng hoặc tổ chức tín dụng mà bạn vay có quyền làm đơn kiến nghị cấm xuất cảnh đối với những trường hợp có nợ xấu. 

Tuy nhiên, nếu bạn có tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì bạn được phép xuất cảnh. Hoặc bạn có thể ủy quyền cho người thân quản lý tài sản cũng như trả lãi hàng tháng, trả gốc và thực hiện các biện pháp đảm bảo việc thanh toán nợ theo yêu cầu từ ngân hàng.

Chính vì thế, để tránh khỏi trường hợp bị cấm xuất cảnh bạn nên có văn bản gửi đến cho ngân hàng mà bạn đang có nghĩa vụ về tài chính để thông báo về việc ủy quyền cho thân nhân hay thông báo rằng bạn có tài sản đảm bảo và có thể đem ra thế chấp. Như vậy, bạn sẽ được gỡ lệnh cấm xuất cảnh. 

Nợ xấu ngân hàng có làm được hộ chiếu không?

Căn cứ theo Nghị định 136/2007/NĐ-CP, những trường hợp đang chấp hành bản án hình sự hay có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự hay kinh tế hoặc chờ giải quyết tranh chấp dân sự, kinh tế sẽ không được cấp hộ chiếu. Những người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự và liên quan đến công tác điều tra cũng không được cấp hộ chiếu. Nói chung, những trường hợp bị cấm xuất cảnh cũng sẽ không được cấp hộ chiếu.

Nợ xấu chắc chắn không thể xuất cảnh

Nợ xấu chắc chắn không thể xuất cảnh

Nợ xấu có được cấp visa không?

Đầu tiên, bạn cần phân biệt hộ chiếu và visa. Visa được hiểu là một con dấu trên hộ chiếu thể hiện rằng bạn được phép nhập cảnh vào một quốc gia nào đó. Có những quốc gia sẽ không đòi hỏi bạn phải có visa trong một vài trường hợp, thông thường đó là những kết quả thỏa hiệp giữa các quốc gia với nhau. 

Đương nhiên bạn cần có hộ chiếu thì mới có thể xin được visa. Vì thế, nếu bạn đang có nợ xấu ngân hàng mà không có một sự đảm bảo nào thì chắc chắn sẽ không xin được hộ chiếu và visa. Trong trường hợp bạn muốn đi du lịch nước ngoài thì cần phải có tài sản đảm bảo hoặc có người ủy quyền để thực hiện các nghĩa vụ tài chính mà bạn chưa thực hiện. Nếu ngân hàng đồng ý với phương án của bạn thì bạn có thể được xuất cảnh.

Tuy nhiên, nếu bạn là người đang dính nợ xấu và không có khả năng chi trả hoặc ngân hàng nhận thấy bạn có hành vi trốn nợ thì phía ngân hàng có quyền làm đơn đề nghị cấm xuất cảnh. Lúc này bạn sẽ không thể xin được hộ chiếu lẫn visa.

Nợ xấu ngân hàng có xuất cảnh được không thì câu trả lời là không. Bạn hãy chú ý giải quyết dứt điểm nợ để tránh các rắc rối về sau.