Nội dung bài viết
Bạn đã hoàn thành tất toán khoản vay thế chấp ở ngân hàng và muốn xoá thế chấp để tài sản “thực sự là của mình”? Bạn đang thắc mắc quy trình quy trình, thủ tục xóa thế chấp tại phòng công chứng như thế nào? Đừng lo lắng, trong bài viết này, Vay nhanh Online sẽ giải đáp cho bạn A-Z những thắc mắc trên.
Xoá thế chấp là gì?
Thế chấp là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (chẳng hạn như khoản vay), trong đó bên thế chấp sử dụng tài sản của mình để bảo đảm cho bên nhận thế chấp. Tài sản thế chấp có thể là quyền sử dụng đất, nhà ở, xe cộ, máy móc,… Tài sản thế chấp không được chuyển giao cho bên nhận thế chấp, mà vẫn do bên thế chấp giữ quản lý và sử dụng.
Xoá thế chấp là việc chấm dứt hợp đồng vay thế chấp và xóa thông tin thế chấp trên giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp. Khi xóa thế chấp, bên thế chấp sẽ được giải phóng tài sản của mình, không còn bị ràng buộc bởi nghĩa vụ bảo đảm. Xoá thế chấp được thực hiện tại văn phòng/chi nhánh văn phòng Quản lý đất đai hoặc bộ phận một cửa UBND cấp huyện (nếu tài sản thế chấp là đất), trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia (nếu tài sản thế chấp là tài sản khác), phòng công chứng,…
Điều kiện được đăng ký xoá thế chấp
Theo Điều 21 Nghị định 102/2017/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký biện pháp bảo đảm, tài sản sẽ đủ điều kiện xoá thế chấp nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm;
- Hủy bỏ hoặc thay thế biện pháp bảo đảm đã đăng ký bằng biện pháp bảo đảm khác;
- Thay thế toàn bộ tài sản bảo đảm bằng tài sản khác;
- Xử lý xong toàn bộ tài sản bảo đảm;
- Tài sản bảo đảm bị tiêu hủy, bị tổn thất toàn bộ; tài sản gắn liền với đất là tài sản bảo đảm bị phá dỡ, bị tịch thu theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Có bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của Trọng tài đã có hiệu lực pháp luật về việc hủy bỏ biện pháp bảo đảm, tuyên bố biện pháp bảo đảm vô hiệu;
- Đơn phương chấm dứt biện pháp bảo đảm hoặc tuyên bố chấm dứt biện pháp bảo đảm trong các trường hợp khác theo quy định của pháp luật;
- Xóa đăng ký thế chấp quyền tài sản phát sinh từ hợp đồng mua bán nhà ở trong trường hợp chuyển tiếp đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật;
- Cơ quan thi hành án dân sự hoặc Văn phòng thừa phát lại đã kê biên, xử lý xong tài sản bảo đảm;
- Theo thỏa thuận của các bên.
Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn ngân hàng 247 nhanh và rẻ số 1
Quy trình, thủ tục xóa thế chấp tại phòng công chứng
Như đã đề cập ở trên, để xoá thế chấp bạn cần đến các cơ quan như: văn phòng/chi nhánh văn phòng Quản lý đất đai hoặc bộ phận một cửa UBND cấp huyện (nếu tài sản thế chấp là đất), trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia (nếu tài sản thế chấp là tài sản khác),… Trong trường hợp hợp đồng thế chấp được công chứng, hồ sơ xoá thế chấp cũng phải được gửi đến phòng công chứng đã đăng ký thế chấp trước đó để xoá thế chấp. Quy trình, thủ tục xoá thế chấp cụ thể sẽ như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Để xoá thế chấp tài sản, bạn cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm những giấy tờ cơ bản sau:
- Giấy tờ pháp lý của tài sản thế chấp (01 bản chính)
- Đơn yêu cầu xóa đăng ký thế chấp (01 bản chính)
- Văn bản đồng ý xóa đăng ký thế chấp của bên nhận thế chấp (01 bản chính)
- CMND/CCCD/thẻ căn cước/hộ chiếu của bên thế chấp
- Văn bản ủy quyền (01 bản sao có chứng thực, nếu có)
Bước 2: Nộp hồ sơ
Nộp trực tiếp hồ sơ tại văn phòng/chi nhánh văn phòng Quản lý đất đai hoặc bộ phận một cửa UBND cấp huyện (nếu tài sản thế chấp là đất), trung tâm giao dịch đảm bảo quốc gia (nếu là tài sản khác).
Cơ quan có thẩm quyền kiểm tra hồ sơ và thông báo nếu cần bổ sung hoặc chỉnh sửa.
Bước 3: Xoá thế chấp tại phòng công chứng
Trong trường hợp hồ sơ gửi ở Bước 2 đã hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền sẽ hướng dẫn bạn mang hồ sơ tới văn phòng công chứng (nơi các bên đã đăng ký thế chấp) để xóa thế chấp. Khi nhận được hồ sơ, văn phòng công chứng sẽ có trách nhiệm thực hiện xoá đăng ký giao dịch đảm bảo.
Bước 4: Xác nhận tại phòng cảnh sát giao thông (đối với tài sản thế chấp là phương tiện giao thông)
Sau khi hoàn thành xoá đăng ký giao dịch đảm bảo tại phòng công chứng. Bạn mang bản xóa công chứng thế chấp đến phòng cảnh sát giao thông nơi đăng ký phương tiện giao thông. Cơ quan có thẩm quyền sẽ kiểm tra và thực hiện thủ tục xóa đăng ký trên Giấy chứng nhận và sổ đăng ký giải chấp.
Bước 5: Nhận kết quả
Khi mọi hồ sơ đều hợp lệ, bạn sẽ nhận được chứng nhận việc xóa đăng ký thế chấp và phục hồi mọi quyền đầy đủ với tài sản (định đoạt, mua bán,…).
Đó là quy trình, thủ tục xóa thế chấp tại phòng công chứng mà bạn cần biết khi dự định giải chấp tài sản của mình. Việc xóa thế chấp là một bước quan trọng để bảo vệ quyền lợi của bạn khi đã hoàn thành nghĩa vụ trả nợ. Vay nhanh Online hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình, thủ tục xóa thế chấp tại phòng công chứng để giúp bạn “giải phóng” tài sản của mình một cách thuận lợi và nhanh chóng. Chúc bạn thành công!