Trốn nợ xấu ngân hàng có sao không – băn khoăn của nhiều người

Nợ xấu ngân hàng có sao không? Nợ xấu có thể ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng, ngành tài chính cũng như trực tiếp người vay vốn. Vì thế ngân hàng có nhiều giải pháp từ nhẹ đến nặng để xử lý nợ xấu. 

Nợ xấu ngân hàng gây nhiều hệ lụy cho ngân hàng và nền kinh tế

Nợ xấu ngân hàng gây nhiều hệ lụy cho ngân hàng và nền kinh tế

Nợ xấu ngân hàng có sao không?

Xử lý nợ xấu ngân hàng cũng phụ thuộc vào nguyên nhân. Nguyên nhân gây nợ xấu có thể trực tiếp từ phía ngân hàng, nguyên nhân từ người vay vốn hay nguyên nhân từ những bất ổn của nền kinh tế, dịch bệnh, thiên tai hoặc do những yếu tố khách quan khác.

Nợ xấu có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan như thiên tai, dịch bệnh, dịch chuyển kinh tế dẫn đến khó khăn cho khách hàng trong quá trình trả nợ. Chính vì vậy mà nó gây ra tình trạng nợ xấu ngoài tầm kiểm soát của khách hàng. Theo khảo sát thì có đến 1% tổng dư nợ của khách hàng rơi vào nợ xấu vì nguyên nhân này. Nợ xấu do nguyên nhân này thường được Nhà nước và ngân hàng hỗ trợ kéo dài thời gian nợ cùng phục hồi kinh doanh.

Nguyên nhân chủ quan gây nợ xấu là do tình hình tài chính bất ổn của khách hàng, khách hàng không có khoản thu nhập nào khác hoặc khả năng quản trị yếu, không thích ứng được khi môi trường kinh tế có sự thay đổi lớn. Đôi khi cũng do chính từ phía ngân hàng trong quá trình thẩm định khách hàng không tốt cũng dẫn đến nợ xấu.

Bên cạnh đó nợ xấu cũng có thể do quá tình tăng trưởng tín dụng nóng dẫn tới những khoản nợ không đạt tiêu chuẩn hoặc do khủng hoảng của thị trường bất động sản cũng là nguyên nhân trực tiếp gây ra những khoản nợ xấu lớn.

Nhưng hậu quả từ nợ xấu mà người vay vốn phải chịu đó là:

Người bị nợ xấu rất khó để vay vốn

Người bị nợ xấu rất khó để vay vốn

Nợ xấu ngân hàng bị hạn chế vay vốn

Thông thường với những người thuộc nhóm nợ xấu 1 và 2 thì vẫn được ngân hàng xét duyệt cho vay nhưng việc kiểm định hồ sơ vay sẽ khắt khe hơn rất nhiều. Đối với các cá nhân bị nợ xấu từ nhóm 3 trở nên sẽ bị các ngân hàng từ chối xét duyệt hồ sơ và cấp vốn. Ngay cả khi hồ sơ của bạn có thế chấp sổ đỏ. Bạn chỉ có thể vay lại sau 5 năm tùy thuộc vào từng ngân hàng khi họ đã tất toán tất cả các khoản vay.

Sở dĩ các ngân hàng có chính sách kiểm soát chặt chẽ như vậy để nhằm mục đích giảm thiểu rủi ro nợ xấu tới mức thấp nhất, tránh thất thoát nguồn vốn.

Nợ xấu ngân hàng phải trả phí phạt

Trong hợp đồng tín dụng bạn ký kết khi vay vốn ngân hàng thường quy định khá rõ về phí phạt khi trả nợ không đúng hạn. Như vậy khi bị nợ xấu nghĩa là trả nợ quá thời hạn, bạn phải nộp phí phạt tương ứng với thời gian và số vốn vay. 

Số tiền phí này là không nhỏ, nhất là khi bạn vay vốn lớn và nợ xấu ở mức nghiêm trọng, vì thế hãy luôn cân bằng tài chính tốt nhất tránh để nợ quá hạn nhé.

Nợ xấu ngân hàng bị tịch thu và phát mãi tài sản

Khi khách hàng nợ xấu không có khả năng tài chính để chi trả khoản nợ hoặc có hành vi trốn nợ thì ngân hàng có thể đưa đơn kiện lên tòa. Lúc này, tài sản đảm bảo hoặc tài sản có giá trị sẽ được Tòa án quyết định cho ngân hàng bán phát mãi giá rẻ để bù vào số tiền trong khoản nợ xấu.

Tài sản thế chấp có thể bị phát mãi khi nợ xấu

Tài sản thế chấp có thể bị phát mãi khi nợ xấu

Chắc chắn bạn không muốn tài sản của mình bán với giá rẻ và lại phải trả khoản phí không nhỏ cho tòa án phải không?

Nợ xấu ngân hàng bị truy tố trách nhiệm hình sự

Các trường hợp nợ xấu ngân hàng nhưng người vay có dấu hiệu gian dối trong làm hồ sơ vay nợ và có ý định bỏ trốn thì ngân hàng có thể khởi kiện và khách hàng phải chịu truy tố trách nhiệm hình sự.

Nợ xấu ngân hàng ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn và người thân

Gánh nặng tài chính lớn ở khoản nợ xấu cùng phí phạt chắc chắn khiến cuộc sống của bạn trở nên khó khăn, tâm lý nặng nề, lo lắng. Không chỉ thế, người thân cũng là những người trực tiếp chịu ảnh hưởng.

Như vậy, nợ xấu ngân hàng gây ảnh hưởng rất lớn đến cá nhân người đi vay, vì thế hãy cố gắng trả nợ đúng hạn và liên hệ ngân hàng giải quyết tốt nhất nếu bạn gặp khó khăn tài chính nhé.

Nợ xấu ngân hàng bao nhiêu thì bị khởi kiện?

Thông thường khi đi vay vốn, bạn phải ký kết hợp đồng tín dụng với phía Ngân hàng. Và thông thường, thì các mẫu Hợp đồng tín dụng của Ngân hàng đều có nội dung ràng buộc với bạn về điều khoản vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Căn cứ theo điều 289 của Bộ luật dân sự 2015, thì khi vi phạm nghĩa vụ trả nợ (nghĩa vụ trả tiền) như sau:

“Nghĩa vụ trả tiền phải được thực hiện đầy đủ, đúng thời hạn, đúng địa điểm và phương thức đã thỏa thuận. Nghĩa vụ trả tiền bao gồm cả tiền lãi trên nợ gốc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Do vậy, khi bạn đang nợ ngân hàng, bạn có trách nhiệm thanh toán nợ theo đúng ngày, đúng lịch như nội dung đã thỏa thuận, ký kết với Ngân hàng tại “Hợp đồng tín dụng”. Nếu đến hạn ngày thanh toán, trả nợ định kỳ, mà bạn chưa thanh toán, chưa trả nợ cho ngân hàng theo thỏa thuận, nghĩa là bạn đang vi phạm thỏa thuận với Ngân hàng tại Hợp đồng tín dụng.

Nợ xấu có thể bị khởi kiện Pháp luật

Nợ xấu có thể bị khởi kiện Pháp luật

Theo quy định pháp luật: Bạn đang vi phạm luật dân sự và có thể bị khởi tố tại tòa án nếu nợ xấu. Tuy nhiên, trước khi bị khởi kiện, bạn thường bị các nhân viên xử lý nợ của ngân hàng gọi điện, nhắn tin,… làm đủ mọi hình thức, thậm chí đe dọa để họ thu được nợ.

Thông thường các khoản nợ lớn, ngân hàng sau khi đã dùng các biện pháp thu hồi nợ khác không thành công mới đi đến biện pháp cuối cùng là khởi kiện ra tòa để thu hồi tài sản, phát mãi giá rẻ. Tiền phát mãi từ tài sản của bạn ngoài để trả nợ ngân hàng (gốc và lãi trong hạn, gốc lãi phạt quá hạn) còn phải trả thêm chi phí thi hành án.

Tùy theo bản án tại Quyết định thi hành án ra sao mà bạn bị xử lý:

  1. Xử lý bán tài sản để thu hồi nợ theo mức đấu giá thấp nhất (nếu đó là nợ vay có tài sản thế chấp)
  2. Đối với khoản vay tín chấp: Theo điều 71 tại Luật thi hành án dân sự 2008, có quy định: Biện pháp cưỡng chế thi hành án bao gồm:
  • Khấu trừ tiền trong tài khoản; thu hồi, xử lý tiền, giấy tờ có giá của người phải thi hành án.
  • Trừ vào thu nhập của người phải thi hành án.
  • Kê biên, xử lý tài sản của người phải thi hành án, kể cả tài sản đang do người thứ ba giữ.
  • Khai thác tài sản của người phải thi hành án.
  • Buộc chuyển giao vật, chuyển giao quyền tài sản, giấy tờ.
  • Buộc người phải thi hành án thực hiện hoặc không được thực hiện công việc nhất định.

Như vậy nếu như bạn nợ ngân hàng một khoản tiền mà không trả, khoản vay đó là khoản vay tín chấp: Thì có khả năng bạn bị cưỡng chế thi hành án theo hướng: Dùng tất cả các tài sản mà bạn đang sở hữu (xe, tiền tiết kiệm, bất động sản, tài khoản lương,…) để xử lý thu hồi nợ.

Bạn có thể bị phạt tù khi có hành vi trốn nợ ngân hàng

Bạn có thể bị phạt tù khi có hành vi trốn nợ ngân hàng

Trốn nợ ngân hàng có được không?

Nếu bạn trốn nợ ngân hàng, Ngân hàng có đầy đủ cơ sở và bằng chứng có thể gửi gửi cho Thi hành án, buộc tội bạn là có hành vi gian dối, giả mạo hồ sơ để vay vốn. Lúc này có khả năng bạn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, gọi là “Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Căn cứ theo Luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015, Tại điều 175: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản bị phạt tù từ vài tháng đến vài năm tùy theo số tiền mà bạn nợ ngân hàng là bao nhiêu.

Hy vọng những thông tin chia sẻ trên đây đã giúp bạn giải quyết được thắc mắc nợ xấu ngân hàng có sao không. Khi thiếu nợ tiền ngân hàng, tốt nhất bạn nên tìm cách trả và hợp tác với ngân hàng, tránh việc trốn tránh, lẩn trốn. Trong trường hợp mất khả năng chi trả cho các khoản nợ, nên khai báo thành thật tình trạng nợ của mình với Ngân hàng, cùng hợp tác với nhau để có hướng xử lý tốt nhất cho cả hai.