Nội dung bài viết
Nợ xấu ngân hàng có làm visa được không? Giải quyết xin visa khi đang nợ ngân hàng như thế nào? Những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay dưới đây, cùng theo dõi trong bài viết này.
Đang nợ ngân hàng có xin visa được không?
Đang nợ ngân hàng hoặc nợ xấu ngân hàng có làm visa được không? Trả lời câu hỏi này, chúng ta cần căn cứ vào quy định của pháp luật. Cụ thể theo khoản 4 Điều 21 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA về trường hợp “những nghĩa vụ khác về tài chính” thì nợ xấu nằm trong nghĩa vụ này. Do đó, nếu bạn chưa thực hiện xong nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng thì không được cấp visa cũng như không cho xuất cảnh.
Tuy nhiên, nếu bạn có tài sản đảm bảo cho việc thực hiện nghĩa vụ trên thì bạn vẫn có thể được cấp Visa ra nước ngoài. Còn ngược lại, nếu không có tài sản thế chấp thì chắc chắn bạn rất khó để xin được Visa xuất cảnh.
Như vậy có thể thấy rằng, bị nợ xấu ngân hàng có làm visa được không tùy thuộc vào tình trạng tài chính cũng như khả năng trả nợ của bạn. Nếu bạn xin visa đi du lịch, có tài sản đảm bảo thì có thể không cần trả nợ. Còn nếu bạn đang nợ xấu mà ngân hàng cảm thấy có dấu hiệu trốn nợ, không có khả năng chi trả thì ngân hàng sẽ đề xuất cấm xuất Visa để nhập cảnh nước ngoài.
Những trường hợp không được xuất cảnh
Những trường hợp không được xuất cảnh được quy định tại điều 21, Văn bản hợp nhất 07/VBHN-BCA bao gồm:
– Công dân Việt Nam đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc có liên quan đến công tác điều tra tội phạm. Nếu công dân đang bị xác định là người bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi thực hiện một hành vi phạm tội hoặc đang là người có liên quan đến công tác điều tra thì bị hạn chế xuất cảnh
– Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án hình sự thì không thể thực hiện việc xuất cảnh ra nước ngoài
– Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành bản án dân sự, kinh tế; đang chờ để giải quyết tranh chấp về dân sự, kinh tế.
– Công dân Việt Nam đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính trừ trường hợp có đặt tiền, đặt tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm khác để thực hiện nghĩa vụ đó.
– Công dân Việt Nam không được phép xuất cảnh vì lý do ngăn chặn dịch bệnh nguy hiểm lây lan.
– Công dân Việt Nam vì lý do bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội.
– Công dân Việt Nam có hành vi vi phạm hành chính về xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật và không đủ điều kiện để xuất cảnh
Như vậy theo quy định của pháp luật chỉ những công dân nằm trong các trường hợp được nêu trên thì mới bị hạn chế quyền xuất cảnh. Theo đó điểm chung của hầu hết các trường hợp trên là vì công dân đó đang bắt buộc phải thực hiện một nghĩa vụ với Nhà nước hay với một cá nhân, tổ chức; hoặc vì lý do khách quan đảm bảo an toàn, an ninh quốc gia. Việc hạn chế đối với những đối tượng này nhằm giúp cho tiến trình quản lý người dân được dễ dàng hơn.
Về trường hợp bạn đang vay nợ ngân hàng, đặc biệt là nợ xấu cũng thuộc nhóm đối tượng không thể xuất cảnh. Tuy nhiên nếu xuất cảnh du lịch hoặc công tác trong thời gian ngắn hoặc bạn có đặt tiền, tài sản hoặc có biện pháp bảo đảm sẽ thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì sẽ không thuộc trường hợp hạn chế xuất cảnh.
Nếu bạn cần xin visa khi có khoản vay chưa trả được và không có tài sản đảm bảo cho khoản vay, hoặc đang trong thời gian chờ xét khi ngân hàng khởi kiện thì bạn cần chờ thời gian giải quyết tranh chấp và hoàn thành hoàn toàn khoản vay nợ.
Có trốn nợ ngân hàng được không?
Hiện nay rất nhiều người vay vốn ngân hàng với các mục đích để kinh doanh, tiêu dùng hoặc xoay sở những vấn đề trong cuộc sống. Tuy nhiên cũng vì nhiều lý do mà trường hợp khách hàng vay không có khả năng chi trả cho ngân hàng hoặc bên cho vay thì sẽ dẫn đến trả nợ quá hạn, nhiều người còn nghĩ đến trốn nợ ngân hàng.
Đây cũng là vấn nạn nan giải của nhiều ngân hàng cho vay vốn hiện nay, đặc biệt là vay vốn tiêu dùng không thế chấp. Khi xảy ra nợ xấu, ngân hàng sẽ có nhiều cách để đòi nợ:
Nhắc nhở nhẹ trong thời gian đầu
Đối với những đối tượng vay ngân hàng có ý định trả nợ quá hạn. Thường thì trong thời gian đầu, những ngân hàng sẽ có hình thức nhắc nhở nhẹ. Và tùy thuộc vào thái độ của đối tượng vay mà xử lý theo các phương án tiếp theo.
Đe dọa bằng luật pháp
Có rất nhiều trường hợp người vay phớt lờ các hình thức nhắc nhở nhẹ nhàng. Vì thế các ngân hàng cho vay tín chấp thường sẽ sử dụng đến luật pháp với các trường hợp có ý định bùng nợ ngân hàng. Những người vay tín chấp mà không trả nợ sẽ bị kiện ra tòa xử lý theo luật cướp đoạt tài sản. Khi ấy sẽ có sự can thiệp của công an và pháp luật. Buộc người vay phải có các hình thức trả nợ đầy đủ.
Hình thức đòi nợ đe dọa
Với những trường hợp người vay vay với khoản tiền quá lớn và có thái độ không trả nợ vay tín chấp thì các ngân hàng sẽ sử dụng đến hình thức đòi nợ xấu. Đòi nợ bằng cách thuê xã hội đen đến nhà và tịch thu các tài sản có giá trị, đe dọa tinh thần nếu vẫn tiếp tục không trả nợ. Đây là một hình thức bất đắc dĩ và không có được sự đồng ý của các cơ quan chính quyền. Cách đòi nợ vay tín chấp xấu như thế không được chấp thuận và thông thường ngân hàng sẽ giao cho bên thứ 3 giải quyết.
Như vậy, khi đã dùng đến biện pháp đe dọa bằng pháp luật hoặc đòi nợ đe dọa nặng hơn, người vay không thể trốn nợ bằng việc ngắt thông tin liên lạc, bỏ trốn sang khu vực vùng miền khác,… Bởi ngoài bạn, những người thân, người xung quanh đều chịu ảnh hưởng từ việc đòi nợ này, chắc chắn không hề đơn giản và dễ chịu.
Vì thế, khi gặp vấn đề tài chính phải trả nợ chậm hạn, dẫn đến nợ xấu, bạn nên sớm liên hệ với ngân hàng để được giải quyết. Các ngân hàng hiện nay thường tạo điều kiện tốt cho khách hàng vay vốn có cơ hội trả nợ bằng việc kéo dài thời gian nợ, giảm phí phạt trả muộn hoặc hỗ trợ bán tài sản đảm bảo, tài sản giá trị lấy tiền vốn bù nợ.
Về thắc mắc có nợ xấu ngân hàng có làm visa được không, câu trả lời là không, đây là việc làm cần thiết để ngăn tình trạng trốn nợ sang nước ngoài. Lúc đó việc can thiệp Pháp luật đòi nợ gặp nhiều khó khăn. Hi vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc giải đáp được phần nào thắc mắc của bản thân và tìm giải pháp vay vốn trả nợ tốt nhất.