Nội dung bài viết
Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng là quá trình ngân hàng xử lý tài sản đảm bảo kê biên, phát mại nợ xấu tại sản đảm bảo khi người vay thế chấp không trả nợ được (vỡ nợ) hoặc vi phạm hợp đồng tín dụng với ngân hàng. Trong bài viết này, Vay Nhanh Online sẽ cung cấp cho bạn biết được A-Z các thông tin cần thiết về khi nào bị thu hồi tài sản thế chấp, các phương pháp thanh lý tài sản thế chấp và quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng để phát mại chi tiết nhất.
Cùng bắt đầu nhé!
Khi nào bị thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 299 Bộ luật Dân sự 2015, khi người vay thế chấp “đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên nhận bảo đảm được xử lý tài sản bảo đảm”.
Đồng thời, theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 của Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có đề cập:
Trong trường hợp khách hàng không trả được nợ đến hạn, nếu các bên không có thỏa thuận khác thì tổ chức tín dụng có quyền xử lý nợ, tài sản bảo đảm tiền vay theo hợp đồng cấp tín dụng, hợp đồng bảo đảm và quy định của pháp luật. Việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, mua bán nợ của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Như vậy, có thể hiểu rằng khi đến hạn thanh toán nợ gốc và lãi cho ngân hàng mà khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì ngân hàng có quyền xử lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trước khi xử lý tài sản, ngân hàng phải thông báo về việc xử lý cho bên thế chấp và các bên cùng nhận thế chấp khác.
Thời hạn thông báo phải thực hiện theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không có thỏa thuận thì phải thực hiện trong thời hạn hợp lý. Cụ thể, theo khoản 4 Điều 51 Nghị định 21/2021/NĐ-CP, ngân hàng cần thông báo trước ít nhất 10 ngày đối với động sản hoặc trước ít nhất 15 ngày đối với bất động sản tính đến thời điểm xử lý tài sản thế chấp.
Các phương pháp xử lý, thanh lý tài sản thế chấp
Căn cứ Khoản 1 điều 303 Bộ luật Dân sự 2015, có 4 phương án chính để xử lý, phát mại tài sản thế chấp đối với khách vay vi phạm hợp đồng:
Điều 303. Phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp
Bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm có quyền thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau đây:
a) Bán đấu giá tài sản;
b) Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;
c) Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của bên bảo đảm;
d) Phương thức khác.
Đối với việc xử lý thu hồi tài sản thế chấp theo “phương thức khác”, chúng có nghĩa là xử lý tài sản thế chấp theo thoả thuận tự nguyện của khách vay và ngân hàng. Thoả thuận này có thể phát sinh khi ký kết hợp đồng hoặc khi có quyết định thu hồi tài sản thế chấp của ngân hàng.
Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng
Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng để phát mại gồm các bước sau:
Quy trình thu hồi tài sản thế chấp ngân hàng xảy ra khi bên vay tiền không trả nợ đúng hạn hoặc không tuân thủ hợp đồng tín dụng. Do đó, Vay Nhanh Online hy vọng các bạn sẽ có phương án tài chính phù hợp để trả nợ đúng hạn để tránh rơi vào tình trạng mất tài sản như trên.